Tìm hiểu cách đặt tên dòng họ Nguyễn Phước. Thi thoảng, có vài người gọi điện / nhắn tin / viết mail / gửi messega hỏi tôi: “Vì sao ở Huế có các “dòng họ”: Tôn Thất, Nguyễn Phúc (Phước), Tôn Nữ, Công Tôn Nữ… gốc gác từ đâu? Có phải con cháu các vua triều Nguyễn không? Vì sao cha thì “họ” Bửu mà con trai thì “họ” Vĩnh? con gái thì “họ” Công Tôn Nữ?....Xin trả lời nhanh và gắn gọn: Tất cả đều là họ Nguyễn Phước (Phúc), các chữ kia đều là chữ lót.Sau đây là giải thích chi tiết: 1. VỀ “HỌ” TÔN THẤT Năm 1558, Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng vâng lệnh vua Lê vào làm Trấn thủ Thuận Hóa sau kiêm luôn Quảng Nam (1570). Ông trở thành vị chúa đầu tiên của Đàng Trong, dân gọi là chúa Tiên, truyền cả thảy được chín đời chúa của họ NGUYỄN PHÚC, quê làng Gia Miêu Ngoại Trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Đời Minh Mạng (1820 - 1841), khi hệ thống hóa lại dòng tộc, vua xếp các hậu duệ thuộc chín đời chúa vào TIỀN HỆ (前系). Những người thuộc hậu duệ của vua Gia Long thuộc về CHÁNH HỆ (正系). Trong CHÁNH HỆ lại phân biệt ĐẾ HỆ (dòng làm vua, con cháu của vua Minh Mạng) và PHIÊN HỆ (các dòng anh em của vua Minh Mạng). 1.1. Về chữ TÔN (TÔNG) THẤT 宗(尊)室 * TÔN (TÔNG) 宗 là dòng họ, THẤT 室 là nhà. TÔN THẤT là từ dùng để chỉ những người thuộc dòng họ nhà vua. Vì vậy có “tôn thất” nhà Lý, “tôn thất” nhà Trần, “tôn thất” nhà Lê…, chứ TÔN THẤT không phải là họ riêng của nhà Nguyễn. * Hai chữ 宗室 nguyên phải đọc là TÔNG THẤT nhưng từ năm 1841, sau khi vua Thiệu Trị lên kế vị, cả nước phải kiêng húy của vua (do vua tên là Nguyễn Phước Miên TÔNG 綿宗), nên chữ TÔNG 宗 phải đổi viết làm TÔN 尊 và đọc là TÔN. Từ đó mới có các danh xưng: Tôn Nhơn Phủ, Trần Thái Tôn, Lê Thánh Tôn,... 1.2. Về “họ” TÔN THẤT 尊室 Năm 1823, vua Minh Mạng ban hành ĐẾ HỆ THI và PHIÊN HỆ THI, quy định về cách đặt tên cho con trai trong CHÁNH HỆ (Xem cách đặt họ tên của con cháu các vua triều Nguyễn ở mục 3.1.2. trong bài viết này). Năm 1829, vua Minh Mạng lại ban hành quy định về việc đặt tên của những dòng thuộc TIỀN HỆ và PHIÊN HỆ, đại ý như sau: Con cháu Nguyễn Phúc tộc thuộc TIỀN HỆ và con cháu các anh em vua Minh Mạng thuộc PHIÊN HỆ thì từ đời vua [Minh Mạng] trở về sau không dùng họ NGUYỄN PHÚC, mà gọi chung là TÔN THẤT. Riêng các dòng thuộc PHIÊN HỆ thì sau hai chữ TÔN THẤT là chữ lót theo PHIÊN HỆ THI (xem các bài PHIÊN HỆ THI ở mục 3.1.2.2. trong bài viết này), kế đến là TÊN. - Ví dụ 1: TÔN THẤT THUYẾT, Phụ chánh đại thần sau khi vua Tự Đức thăng hà (1883), nhân vật chính của nhiều biến cố quan trọng tại triều đình Huế từ 1883 - 1885, là người thuộc Hệ 5 của chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. - Ví dụ 2: TÔN THẤT LỆ CHUNG, cháu nội hoàng tử Cảnh (anh vua Minh Mạng) được tập phong làm Thái Bình hầu (sau đổi làm Cảm Hóa hầu) để lo việc thờ tự hoàng tử Cảnh. Trong cái tên này, LỆ là chữ lót trong bài thơ thuộc Phiên hệ thi dành cho dòng Anh Duệ Hoàng Thái tử (Hoàng tử Cảnh), CHUNG là tên. Tên của giáo sư TÔN THẤT DƯƠNG KỴ cũng được đặt theo nguyên tắc này. Khi nhà Nguyễn đang còn trị vì và Nho học còn ảnh hưởng thì nghe thấy cái tên một người có mang hai chữ TÔN THẤT người ta hiểu ngay rằng người đó thuộc dòng dõi nhà vua, có họ là NGUYỄN PHÚC. Về sau, nhiều người không hiểu nguyên thủy này nên tưởng rằng TÔN THẤT là họ. Và đến nay, TÔN THẤT quả là một họ trong thực tế. Hiện nay, đã có người TÔN THẤT trở lại họ Nguyễn Phúc. [Nguồn tham khảo: Võ Hương-An, TỪ ĐIỂN NHÀ NGUYỄN, Nam Việt xuất bản, 2012, tr. 582 - 583] 2. VỀ “HỌ” TÔN NỮ 2.1. Về “họ” TÔN NỮ 尊女 * Nguyên thủy, viết là TÔNG NỮ 宗女, trong đó chữ TÔNG 宗 viết bằng bộ “miên” 宀, TÔNG NỮ 宗女 nghĩa là người con gái thuộc dòng họ nhà vua, là “họ” dành cho con gái của các ông TÔNG THẤT 宗室. Từ năm 1841, vì kiêng húy vua Thiệu Trị như đã đề cập trên đây, người ta không được viết TÔNG 宗 mà phải viết 尊 và đọc là TÔN. 2.2. Về “họ” TÔN NỮ 孫女 Chữ TÔN 孫 viết bằng bộ “tử” 子, nghĩa là “cháu gái vua”, là “họ” dành cho con gái và cháu gái các hoàng tử. (Xem thêm về các “họ”: Công...
An Giang | Bà Rịa - Vũng Tàu | Bắc Giang | Bắc Kạn |
Bạc Liêu | Bắc Ninh | Bến Tre | Bình Định |
Bình Dương | Bình Phước | Bình Thuận | Cà Mau |
Cần Thơ | Cao Bằng | Đà Nẵng | Đắk Lắk |
Đắk Nông | Điện Biên | Đồng Nai | Đồng Tháp |
Gia Lai | Hà Giang | Hà Nam | Hà Nội |
Hà Tĩnh (Có: 1 Gia phả) |
Hải Dương (Có: 1 Gia phả) |
Hải Phòng | Hậu Giang |
Hồ Chí Minh | Hòa Bình | Hưng Yên | Khánh Hòa |
Kiên Giang | Kon Tum | Lai Châu | Lâm Đồng |
Lạng Sơn | Lào Cai | Long An | Nam Định |
Nghệ An | Ninh Bình | Ninh Thuận | Phú Thọ |
Phú Yên | Quảng Bình |
Quảng Nam (Có: 1 Gia phả) |
Quảng Ninh |
Quảng Ngãi | Quảng Trị | Sóc Trăng | Sơn La |
Tây Ninh | Thái Bình | Thái Nguyên |
Thanh Hóa (Có: 2 Gia phả) |
Thừa Thiên Huế (Có: 1 Gia phả) |
Tiền Giang | Trà Vinh | Tuyên Quang |
Vĩnh Long | Vĩnh Phúc | Yên Bái |